Nói đến loài ong, ta liên tưởng đến 1 xã hội có những " Điều luật " phân chia rõ ràng...vừa ngăn nắp vừa có tính khoa học và tôn tri trật tự mẫn cán với công việc...dưới sự điều khiển của ong Chúa.
Ong chúa là linh hồn của đàn. Một gia đình ong có sung túc hay " chia đàn xẻ nghé " Cũng từ ong Chúa mà ra...
Nên người ta xem chúa của 1 đàn ong là " Thủ lĩnh " vậy !
Chúa được thức ăn cao cấp mà cả đàn dành dụm không ai dám ăn, dù biết đó là hàng đặc sản mà chính bản thân mình làm ra ( ong thợ )
Hình 1
Con ong Chúa nằm ở giữa to con nhất
Phòng ốc của Chúa là 1 nơi riêng biệt, chỉ khi nào Chúa đi làm nhiệm vụ thiêng liêng (đẻ trứng) hay đi kiểm tra công vệc xây tổ hoặc các kho dự trử mật thì Chúa mới xuất cung.
Những ngày trời nóng nực thì ong đực có nhiệm vụ quạt cho Chúa, còn những ngày trời mưa hay trở lạnh thì cả đàn xúm lại bu kín tổ để che mưa sưởi ấm cho ong non và Chúa...
Các bạn nhìn thấy đó, xã hội loài ong có giống như chế độ vua chúa của ta thời trước không?
Một vì vua anh minh thì cả 1 quốc gia được thịnh vượng, còn Chúa của 1 loài ong có khỏe mạnh và sung sức thì đàn ong đó mới được bảo tồn...
Bây giờ chúng ta đi sâu vào những đặc điểm sinh lý về loài ong mật này nhé...
Ong mật chỉ có 2 gới tính chính đó là:
- Ong đực.
- Ong cái .
Ong cái bao gồm ong thợ và ong Chúa.
Khi ấu trùng được ong Chúa đẻ ra duy nhất chỉ có ong đực là không được thụ tinh...mà ong chúa đã sắp xếp vị trí ô ở 1 góc trên của bánh tổ, những ô này có kích cỡ to hơn những ô của ong thợ và nhỏ hơn ( Mũ chúa ).
Mũ chúa là ô lớn nhất, chứa ấu trùng sau này trưởng thành ong Chúa.
Chỉ có loài ong cái trong đó có Chúa là trứng được thụ tinh.
Tất cả các ấu trùng nở ra đều được nuôi 1 chất đặc biệt đó là sữa chúa, nhưng đặc biệt và đặc ân cả đời chỉ có Chúa mới được ăn sữa chúa suốt đời..!
Còn lại ong đực và đám ong thợ kia chỉ được hưởng đặc ân sữa chúa trong 3 ngày đầu, sau đó được nuôi bằng phấn hoa và mật nên cơ quan sinh dục không phát triển hoàn hảo như ong Chúa được.
Ong Chúa trong đời chỉ duy nhất 1 hay 2 lần làm tình với vài ba chú ong đực thì túi tinh đầy ắp và dùng suốt đời không cần phải ngoại tình thêm lần nữa..! Ong Chúa rất ( chung thủy ) với cố phu quân đời trước..!
Vậy là những chú ong đực sống trong tổ chẳng qua là những ( Ông Tám ) cho vui cữa vui nhà thôi chứ chẳng có tích lợi gì, thường là tốn cơm..!
Xét từ đặc điểm trên, nên những nhà nuôi ong chuyên nghiệp họ đã cắt bỏ những ô trứng của ong đực từ trước để tiết kiệm được lượng mật mà ong đực tiêu dùng..! Một tổ chỉ để lại 5 đến 7 con là vừa.
Ong Chúa điều khiển mọi hoạt động của đàn ong, thông qua các Pheramon ( Mùi ) đặc trưng, ong Chúa có thể đẻ từ 800 - 2000 trứng tùy theo từng giống ong...
Vậy khi đẻ trứng vào từng ô ong Chúa tự điều khiển túi tinh khi nào cần thiết để thụ tinh cho trứng...không thể nhầm lẫn được để cho ra ong đực và ong cái...
Vậy là ong Chúa có nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng để bảo tồn nòi giống, là linh hồn và thủ lĩnh của đàn.
Nếu ong chúa bị thất lạc hoặc chết đi thì cả đàn tan rã, không có ai thay thế được nhiệm vụ đó...!
Chắc một số bạn cho rằng số ong thợ kia cũng là ong cái thì tự đắp cái ( Mũ Chúa ) kia rồi đẻ trứng vào đó và nuôi bằng sữa chúa sau 18 ngày ta được chúa mới..!
Vậy đâu còn gì là độc tôn của " CHÚA"..?
Khi mất ong Chúa, ong thợ vẫn đẻ được...nhưng than ôi sau 18 ngày nở ra toàn là ong ( ĐỰC ), vì ong thợ không có túi tinh bạn ạ...chia đàn xẻ nghé từ đây..!
Nên trong nghề nuôi ong chuyên nghiệp muốn cho đàn ong nhanh phát triển
đông, người nuôi ong phải biết cách tạo chúa to con và sức khỏe sung mãn để tuổi
thọ của Chúa cao và đẻ trứng nhiều. Bằng biện pháp " Di trùng tạo Chúa "
Thường những nhà chuyên nghiệp họ di trùng 2 lần để tạo ra Chúa to khỏe hơn
bình thường...
VẬY CHÚA LÀ ĐỘC TÔN
VẬY CHÚA LÀ ĐỘC TÔN
Theo AGRIVIET.COM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét