Tản mạn về loài kiến.
Kiến là một họ côn trùng thuộc bộ cánh màng. Đây là loài côn trùng
có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều
tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên
các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì
chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.
Kiến có nhiều loài, có loài chỉ thích ăn những thứ mùi thơm vị
ngọt nên kiến thường bu vào nước đường hoặc bu vào mật ong. Nhưng có loài
kiến ăn "thịt" không thích ăn mật ong, chỉ thích ăn các loài côn
trùng khác. Tổ chức của loài kiến cũng hết sức phức tạp giống như loài ong,
loài mối. Ở loài Ong thì có Ong mật chuyên hút mật hoa nhưng cũng có loài
Ong chuyên "ăn thịt" như ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng, ong lá,
ong đất chúng thường ăn sâu bọ hoặc chuyên săn ong khác để làm thức ăn.
Đặc biệt, loài kiến cũng giống như loài người mà các nhà khoa học
đang phải "nhức đầu" nghiên cứu, cơ cấu tổ chứng của nó giống y như
con người chúng ta vậy. Mỗi tổ kiến có 1 con kiến chúa duy nhất thống lĩnh cả
đàn kiến, giống con người mỗi quốc gia có vị lãnh đạo cao nhất đứng đầu. Con
người đa sắc tộc có nhiều màu da, vóc dáng thể chất, khẩu vị cũng khác nhau.
Thế nên loài kiến cũng có loài to loài nhỏ, màu sắc hình dáng kích thước khác
nhau. Và tất nhiên có loài kiến chỉ thích ăn thứ có vị ngọt như nước đường, có
mùi thơm như mật ongkiến thích bu mật ong là hết sức bình thường nhưng
có loài kiến không bu mật ong mà chỉ thích ăn những thứ khác thì không có
gì phải ngạc nhiên.
1.Quan điểm “mật ong thật thì kiến không bu”
là hoàn toàn sai lầm.
Phần lớn, ai cũng biết nếu là mật ong thật sự nguyên chất thì khả
năng sẽ bị kiến bu hút mật rất cao nên họ cẩn thận đóng nắp chai lọ kín để kiến
không bu vào được. Tuy nhiên, số ít suy nghỉ trái ngược khẳng định mật ong
nguyên chất kiến sẽ không bu là có lý do của họ. Từ ngàn xưa họ thấy những
tổ ong nằm trên cây cổ thụ cao, trong bụi lùm, trong hang đá, vách núi, bọng
cây v.v...nói chung bất kể tổ ong nằm ở đâu đi chăng nữa thì họ chưa bao giờ
bắt gặp con kiến nào dám bén mạng đến tổ ong để bu mật, họ vội vàng kết luận
ngay kiến không thích ăn mật ong nên không bu mật ong. Họ không hề biết tổ
ong được bảo vệ bởi các chú ong thợ quả cảm, ong thợ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ
tổ, bảo vệ mật của chúng, liệu có con kiến nào mạo hiểm chui vào tổ ong để bu
mật không?
Thêm ý nữa, hầu như loài kiến hiện diện khắp mọi nơi trong ngôi
nhà bạn. Bạn thường hay thấy kiến bu vào ly nước đường, hoặc bu vào bất kỳ thức
uống nào có pha đường “Vội càng kết luận mật ong có kiến bu là mật ong pha
nước đường”. Nếu ai có suy nghĩ như vậy xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi,
tôi sẽ chỉ cho bạn loài kiến lửa chắc ai lúc nhỏ cũng từng bị
chúng cắn tay chân nổi u nhọt. Loài kiến lửa này không bao giờ ăn
thức ăn có vị ngọt hay mùi thơm của nước đường, mật ong.
2. Mật ong mà kiến không bu thì có thể đó là
mật ong giả
Một số người ki doanh bất chính, làm giả mật ong từ nước lả, hóa
chất, phẩm màu, chất tạo ngọt, mùi thơm và nước đường để lừa bịp người tiêu
dùng. Tuy nhiên, cách làm này có thể lừa bịp được con người chứ không lừa bịp
được loài kiến. Loài kiến rất thính, chúng dễ dàng phát hiện đó không phải là
mật ong thật, chúng “biết” những chất độc hại lạ gây ảnh hưởng đến chúng nếu ăn
vào. Do đó, nếu bạn thấy mật ong mà kiến không bu thì đừng có vội mừng nhé, khả
năng đó là mật ong giả có hóa chất.
3. Sự thật là:
Những sinh vật nhỏ bé như loài kiến lại có được những hành vi hết
sức giống con người như trồng trọt, chăn nuôi, sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo
vệ đồng loại.
Tính theo sự cân đối với tỉ lệ cơ thể, kiến là động vật có não lớn
nhất. Loài kiến sở hữu khoảng 250.000 tế bào não.
Kiến biết trồng trọt từ khoảng 50 triệu năm về trước, nó biết tiết
ra những chất hóa học từ cơ thể để ngăn chặn nấm mốc, trồng nấm để nuôi đàn…
Kiến có số lượng cực đông đảo, bằng 1/10 tất cả các loài trên Trái
đất nếu gộp lại.
Kiến thợ chỉ sống từ 45 đến 60 ngày nhưng kiến chúa lại có thể
sống lâu đến 20 năm.
Trong suốt cuộc đời của mình, kiến chúa có thể đẻ được tới hàng
nghìn quả trứng.
Kiến thợ là thành viên chăm chỉ nhất đàn, tất cả các công việc từ
tìm thức ăn, chăm sóc cho bầy đàn, sửa chữa, nâng cấp tổ, bảo vệ và cung phụng
kiến chúa đều do kiến thợ đảm trách.
Khả năng tự nhân bản vô tính.
Loài kiến ở vùng Amazon có khả năng sinh sản vô tính, tạo ra các
bản sao giống hệt với những con kiến mẹ.
Dệt may.
Kiến Weaver là một loài phổ biến trên khắp châu Phi, Ấn Độ, Đông
Nam Á, và Úc. Chúng xây dựng ngôi nhà của mình trong các tán rừng nhiệt đới
bằng cách gấp mép lá và may lại với nhau dùng một loại tơ đặc biệt của loài
kiến.
Loại tơ này được thu hoạch từ những con ấu trùng tù binh, kiến thợ
kẹp chặt con ấu trùng trong hàm và nhẹ nhàng ép chúng nhả tở như bóp một lọ
keo. Chiến thuật này có thể sản xuất một cái tổ khổng lồ mà lớn nhất từng được
phát hiện đã hơn nửa mét, được làm hoàn toàn từ các bó lá khâu lại với nhau.
Các tổ này có thể được lắp ráp trong vòng chưa đầy 24h, và những cái
tổ mới lập tức được may lại để thay thế những cái bị thiệt hại do cơn bão hoặc
động vật ăn thịt.
Hút mật như ong.
Loài kiến mật chỉ thích ăn đồ ngọt.
Những con kiến chuyên hút mật có cái bụng sưng
lên bằng kích thước của một quả nho, bên trong chứa đầy mật.
Trong thời điểm khó khăn, khô hạn, những kiến thợ nhả ngược mật từ
trong bụng nuôi sống cả bầy. Do đặc điểm dự trữ thức ăn kỳ lạ này, kiến mật
thường nằm bất động với một bụng căng đầy mật đối mặt với nhiều loài động vật
ăn thịt khác như ong và thậm chí cả con người.
Chăn gia súc
Kiến là những người chăn nuôi mát tay bậc thầy, mối quan hệ tương
hỗ giữa chúng với loài rệp được giảng dạy trong khá nhiều sách sinh học.
Về cơ bản, kiến sẽ tìm kiếm rệp và uống chất ngọt tiết ra từ cơ
thể của chúng, loại thực phẩm này cung cấp cho kiến năng lượng rất cao, dễ dàng
tiêu hóa. Đáp lại kiến sẽ đền ơn loài rệp bằng cách bảo vệ chúng khỏi những kẻ
săn mồi, và sẽ chiến đấu đến cùng để giữ cho người bạn của mình sống sót.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy rằng mối quan hệ này có hơi
hướng một chiều, kiến sẽ cắn đứt cánh rệp để ngăn chặn chúng bay đi, và có thể
tiết ra chất ngọt từ đôi chân của mình đồng thời làm chúng thụ động hơn. Kiến
sau đó có thể dễ dàng dồn rệp đến bất cứ nơi nào bầy đàn cần thức ăn.
Hy sinh vì bầy đàn.
Rất nhiều loài kiến không ngại hy sinh tính mạng của mình cho sự
an nguy của tổ. Trong đó, có một loài kiến ở vùng Brazil với tập tính đắp đất
làm tổ cả đêm cho tới khi cái tổ kín như bưng. Khi cái lỗ gần như kín, một đội
quân 8 con kiến sẽ bò ra ngoài thực hiện nốt công việc còn lại và hầu hết chúng
đều bỏ mạng vào sáng hôm sau. Bù lại sự hy sinh ấy là bầy đàn của chúng có được
một cái tổ kín đáo, thoát khỏi tầm ngắm của những loài động vật ăn thịt khác.
Kết bè cứu sinh
Kiến lửa sống trong rừng rậm Nam Mỹ và làm tổ dưới lòng đất, một
chiến lược đúng đắn để đảm bảo có một cái tổ an toàn. Tuy nhiên, chúng thường
sống ở những khu vực gặp lũ lụt khi mưa lớn gây ra tình trạng vỡ tổ.
Vì vậy, để ngăn chặn các tổ này không bị xóa sổ, kiến lửa đã nghĩ
ra cách làm bè cứu sinh. Những con kiến này có vỏ bọc bên ngoài phủ bởi lớp
chống thấm nước nên chúng tự cắn nhau để tạo ra một chiếc bè không thấm nước
hoàn hảo mà những thành viên khác có thể bò lên nổi một cách an toàn đi qua các
khu rừng ngập nước.
Những con kiến có thể giữ nguyên chiếc bè cả tuần lễ, và có thể
mang hàng trăm ngàn "người tị nạn" trên lưng. Một chiếc bè như vậy đã
được tạo ra bởi những con kiến trong phòng thí nghiệm chỉ mất 100 giây.
Đánh bom tự sát.
Dùng bom cảm tử không chỉ mỗi con người từng sử dụng. Thực tế, một
số loài kiến thợ mộc đã phát triển khả năng tự hủy như một vũ khí hóa học sống
ngay lập tức giết chết kẻ thù của mình.
Những con kiến có hai tuyến chạy dọc theo chiều dài của cơ thể.
Khi cái chết cận kề, chúng có thể làm vỡ tuyến này và phun hóa chất độc hại vào
kẻ thù. Một kiến thợ sẽ cắn chặt kẻ thù trong hàm của nó trước khi cố tình làm
vỡ cơ thể. Kết quả là một vụ nổ chất độc 'chết người' có thể tiêu diệt kẻ thù.
Chiến thuật này cũng đã được quan sát thấy khi lũ kiến đi săn, một
kiến thợ sẽ hy sinh bản thân bằng cách tự hủy để diệt con mồi, việc còn lại là
những con kiến khác tới thu dọn cái xác mà không gặp bất cứ vấn đề gì nguy
hiểm.
Trồng trọt.
Kiến cũng là người chăn nuôi rất tài, một số loài kiến nông dân
biết trồng nấm để nuôi sống cả bầy. Một trong những ví dụ thú vị nhất của việc
này là loài Cyphomyrmex. Chúng trồng nấm men cùng loại với nấm mà con người sử
dụng để làm bánh mì.
Nhưng kiến Cyphomyrmex không biết nướng bánh, chúng ăn sống. Để
phát triển các men nấm, chúng cất giữ các bộ phận côn trùng trong một “cánh
đồng” toàn xác chết và cấy các bào tử nấm lên đấy. Nấm men phát triển nhanh
chóng, những con kiến thu hoạch men để nuôi ấu trùng.
Những “cánh đồng” này mang đầy màu sắc một phần do những con kiến
đã lựa chọn những mảnh xác bọ cánh cứng sặc sỡ đủ màu như đỏ, xanh dương, và
xanh lá cây. Tất cả được duy trì bởi một đội quân nông dân kiến chuyên nghiệp.
Theo Vũ Hoàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét